Nếu có dịp lên miền tây Nghệ An, đến với đồng bào Thái, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm màu sắc núi rừng.
Quế Phong - một huyện Biên giới huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An với hơn 80% dân tộc Thái sinh sống. Nơi đây không chỉ lưu giữ nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc mà còn lưu giữ nhiều nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Thái miền tây Xứ Nghệ.
Cánh ột
Nguyên liệu và cách chế biến: gạo ngâm nước giã thành bột; hết Bi ( Nấm hương); bí non; cá nướng giã nhỏ, hoặc gà băm nhỏ; ớt cay hoặc  mạc khén loại gia vị của thiên nhiên, có vị cay và đắng; muối, mì chính... Đun nước sôi, khuấy bột đều, lần lượt bỏ các thứ đã sơ chế, đậy nắp xoong, nấu chín. Tất cả các nguyên liệu đều do hái lượm trên rừng. Đảm bảo rau sạch,  ăn có vị cay cay, đắng ngọt thơm ngon bổ dưỡng, chống béo phì.
Chúp (Nộm)
Măng, đậu, ngọn bầu, hoa và quả quao - loại quả này lấy cả cây  và rễ , sắc lấy nước uống ,dùng chữa bệnh gan rất tốt. Quả Quao nướng đến độ phồng, cạo vỏ, thái mỏng. Quả dầu nướng giã nhỏ, các gia vị: muối , bột canh, ớt cay, mạc khén... trộn đều. Món chúp ăn ngon thơm, có vị đắng của hoa và quả quao, vị bùi và béo của quả  dầu, ngọt của đậu, măng, ngọn bầu... Chúp có giá trị chữa bệnh gan rất tốt. Ăn không chán, không béo phì ...
Khầu Lám (Cơm Lam)
Do điều kiện, môi trường sống, trên núi cao, người Thái miền Tây Nghệ An đi làm nương rẫy cả ngày. Giờ nghỉ, chuẩn bị bữa trưa, người chồng ra suối bắt cá. Người vợ làm cơm và nấu canh. Cách làm cơm Lam cũng rất đơn giản. Gạo nếp bỏ vào ống lùng (họ với tre, nứa). Làm cơm ống Lùng ngon hơn cơm làm ống tre nứa. Chọn cây không già quá, không quá non. Trong ống Lùng còn nước. Thứ nước tinh khiết từ ruột cây, thấm qua thời gian sương núi, mưa rừng. Cho thêm nước suối vào. Nút ống bằng lá dong rừng. Đốt bằng lửa củi. Cơm có váng bóng vàng, vừa dẻo thơm vừa không bị cháy. Nếu sợ cơm cháy, có cách lam cơm dễ hơn, cho những ai chưa có kinh nghiệm. Cách làm tương tự, chỉ khác là quấn lá chuối trong ống trước khi bỏ nếp vào. Cơm không bị dính, không bị cháy. Khi ăn có thêm hương vị lá chuối và nước suối ngọt, nước ruột cây lùng rất thơm. Một lần ăn sẽ nhớ suốt đời...
Pá Pình: (Cá nướng)
Cá bắt từ khe suối  lên, còn tươi. Mổ bụng, lấy ruột sạch. Cặp vào que nứa, nướng lên bếp than. Nướng than ngon hơn đốt lửa. Cá vừa chín đều mà không bị cháy, không bị khô, giữ được mỡ không chảy ra ngoài. Ăn cá nương thơm béo với cơm lam thì ngon phải biết.
Ngày nay Cơm Lam, cá nướng là đặc sản. Nếu có dịp đi hội Hang Bua ở Quỳ Châu hoặc hội Đền chín gian, tắm thác Xao Va ở Quế Phong, các bạn sẽ được thưởng thức thứ đặc sản này.
Khầu Cẩm Côống 
Lá Cẩm Côống hái trong rừng. Bỏ lá vào nước đun sôi. Lấy nước ngâm nếp trắng sẽ có màu đỏ tươi. Bỏ nếp vào hông- thứ hông gỗ xôi sẽ khô ráo, nắm cơm không dính tay mà rất dẻo. Bắc hông lên bếp lửa hồng đượm than củi, khoảng 30 phút, xôi chín có màu đỏ. Xôi bỏ vào ép, để hai 3 ngày vẫn dẻo thơm mà không bị cứng không bị khô.

Khầu cẩm coống trên mâm cơm của người Thái (màu đỏ của lá cẩm côống)
Tất cả các nguyên liệu đều do hái lượm trên rừng, dưới sông suối... đều đảm bảo rau sạch. Có giá trị chữa bệnh... Có thể thấy, các món ăn của người dân nơi đây là sự hòa hợp giữa hương rừng, gió núi, phản ánh tâm hồn của dân tộc, sự khéo tay hay làm, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Thái (Nghệ An)./.

0 nhận xét:

 
Top